Thứ Sáu, 2 tháng 10, 2015

Cộng hòa Ai Cập

Ai Cập (tiếng Ả Rập: مصر, Misr), quốc danh chính thức là Cộng hòa Ả Rập Ai Cập (جمهوريّة مصر العربيّة, Gumhūriyyat Misr al-'Arabiyyah), là một nước cộng hòa nằm ở Bắc Phi, Trung Đông và Tây Nam Á. 


Cộng hòa Ai Cập

Cộng hòa Ai Cập

Nước này còn được người Việt trước thế kỷ 20 phiên âm là Y Diệp như trong sách Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ hay A Lạp Bá Y Diệp Cộng hòa quốc.

Danh xưng "Ai Cập" trong tiếng Việt bắt nguồn từ 埃及 (bính âm: Āijí), dịch danh Trung văn của quốc hiệu Ai Cập. Miṣr là quốc hiệu chính thức theo tiếng Ả Rập của Ai Cập hiện đại, nó có nguồn gốc từ tiếng Semite cùng gốc trực tiếp với tiếng Hebrew מִצְרַיִם (Mitzráyim), có nghĩa là "hai đoạn thẳng" và cũng có thể có nghĩa là "một đất nước" hay "một quốc gia".

Tên cổ của nước này là kemet, hay "miền đất đen," xuất phát từ lớp đất phù sa lắng đọng màu mỡ màu đen do những trận lụt của sông Nil đem đến, khác biệt so với 'miền đất đỏ' (deshret) của sa mạc. Ở giai đoạn sau, cái tên này trở thành keme trong tiếng Copt. 

Tên Egypt theo tiếng Anh bắt nguồn từ từ Aegyptus trong tiếng Latin và xuất phát từ Αίγυπτος (Aiguptos) trong tiếng Hy Lạp cổ. Từ này có thể lại có nguồn gốc từ câu ḥwt-k3-ptḥ ("Hwt ka Ptah") trong tiếng Ai Cập cổ có nghĩa là "ngôi nhà của Ka (một phần linh hồn) của Ptah," tên của một ngôi đền thánh Ptah tại Memphis (Ai Cập).

Những trận lụt đều đặn hàng năm mang theo nhiều phù sa của sông Nil, cùng với tình trạng bán cô lập do sự ngăn cách của sa mạc phía đông và phía tây, dẫn tới sự phát triển của một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới. 

Cộng hòa Ai Cập

Nước Ai Cập được coi là lập quốc vào khoảng năm 3100 trước Công Nguyên bởi pharaong huyền thoại Menes, người đã cho xây thành Memphis và chọn đây làm kinh đô. Triều đại có nguồn gốc địa phương cuối cùng, được gọi là Vương triều thứ 30, đã sụp đổ trước sức tấn công của người Ba Tư năm 343 TCN và vị pharaong người Ai Cập cuối cùng là Nectanebo II phải thoái vị. Lúc ấy người Ai Cập đã đào nên nền móng đầu tiên của kênh Suez và nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải. Sau đó, Ai Cập lần lượt bị cai trị bởi người Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã (Byzantine) và một lần nữa bởi người Ba Tư.

Chính người Ả Rập Hồi giáo đã đưa Đạo Hồi và tiếng Ả Rập tới Ai Cập trong thế kỷ thứ 7, và người Ai Cập dần tiếp nhận cả hai ảnh hưởng đó. Những vị quan cai trị Hồi giáo do khalip chỉ định ra nắm quyền kiểm soát Ai Cập trong ba thế kỷ tiếp sau. Những triều đại tự chủ bắt đầu với những tổng đốc cha truyền con nối từ năm 868. 

Ai Cập đạt đến tột đỉnh hùng mạnh với ba triều đại Fatimid (trải từ Maroc đến Syria), Ayyubid (thắng được liên quân các nước Tây Âu), và Mamluk (thắng được Mông Cổ và Tây Âu). Từ năm 1517 Ai Cập bị lệ thuộc vào đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ, rồi lại thêm ảnh hưởng của Pháp và Anh cho đến thế kỷ 20.

Cộng hòa Ai Cập

Sau khi kênh đào Suez hoàn thành năm 1869, Ai Cập trở thành một đầu mối vận chuyển quan trọng của thế giới; tuy nhiên, nước này cũng có một gánh nặng nợ nần to lớn. Với lý do bảo vệ các khoản đầu tư của mình, Anh Quốc đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ Ai Cập năm 1882, nhưng trên danh nghĩa vẫn nó vẫn thuộc Đế chế Ottoman cho đến tận năm 1914.

Sau khi giành lại độc lập hoàn toàn từ tay Anh Quốc năm 1922, Nghị viện Ai Cập phác thảo và áp dụng một hiến pháp năm 1923 dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng nhân dân Saad Zaghlul. Từ 1924 đến 1936, người Ai Cập đã thành công trong việc lập ra một chính phủ hành pháp theo kiểu chính phủ Châu Âu hiện đại; được gọi là Cuộc thử nghiệm tự do Ai Cập. Tuy nhiên, người Anh, vẫn giữ một số quyền kiểm soát khiến chính phủ không có độ ổn định cần thiết. Năm 1952, một cuộc đảo chính quân sự buộc vua Farouk, của chính thể quân chủ lập hiến, thoái vị nhường ngôi cho con trai là vua Ahmed Fuad II.

Cuối cùng, nước Cộng hòa Ai Cập được tuyên bố thành lập ngày 18 tháng 6 năm 1953 với Tướng Muhammad Naguib là Tổng thống của nền cộng hoà. Sau đó Naguib cũng bị Gamal Abdel Nasser, kiến trúc sư của phong trào 1952 buộc phải từ chức năm 1954, Nasser lên nắm quyền Tổng thống và quốc hữu hoá kênh Suez dẫn tới cuộc khủng hoảng Suez năm 1956. Nasser ra khỏi chiến tranh với tư cách một anh hùng Ả Rập, và chủ nghĩa Nasser đã lan rộng ảnh hưởng trong vùng dù có gặp phải sự phản ứng từ phía một số người Ai Cập, đa số họ trước đó không hề quan tâm tới chủ nghĩa quốc gia Ả Rập.

Từ 1958 đến 1961, Nasser tiến hành xây dựng một liên minh giữa Ai Cập và Syria được gọi là Cộng hòa Ả Rập Thống nhất. Nỗ lực này cũng gặp phải một số chống đối, và rõ ràng rằng nhiều người Ai Cập không bằng lòng khi thấy rằng cái tên của tổ quốc mình, vốn đã có từ hàng nghìn năm, bỗng nhiên biến mất. 

Ba năm sau cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967, trong đó Ai Cập mất bán đảo Sinai vào tay Israel, Nasser chết và được Anwar Sadat kế vị. Sadat bỏ liên minh với Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh để quay sang Hoa Kỳ, trục xuất các cố vấn Liên Xô năm 1972, và tung ra cuộc cải cách kinh tế Infitah, trong khi tăng cường hành động đàn áp bạo lực đối với các hành động chống đối tôn giáo. Cái tên Ai Cập vẫn được giữ lại.

Năm 1973, Ai Cập cùng với Syria tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel trong cuộc Chiến tranh tháng 10 (cũng được gọi là Chiến tranh Yom Kippur), dù nó hoàn toàn là một thắng lợi quân sự, nhưng về mặt chính trị lại không mang lại kết quả. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều can thiệp vào, và đạt tới một thỏa thuận ngừng bắn giữa Ai Cập và Israel. 

Năm 1979, Sadat ký hiệp ước hòa bình với Israel để đổi lấy bán đảo Sinai, một hành động đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong thế giới Ả Rập dẫn tới việc Ai Cập bị loại trừ khỏi Liên đoàn Ả Rập (Ai Cập đã tái gia nhập năm 1989). Sadat bị những kẻ theo tôn giáo chính thống ám sát năm 1981, người kế tục ông là Hosni Mubarak.

còn tiếp...
wikipedia.org

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 

Subscribe to our Newsletter

Contact our Support

Email us: Support@templateism.com

Our Team Memebers